AgileCRM

Thị trường ERP hiện đang có mặt ở các doanh nghiệp lớn. Các nhà cung cấp ERP đã và đang thiết kế, đóng gói lại cho các doanh nghiệp SMEs. Việc dịch chuyển này kết quả của lịch sử và sự phát triển của các hệ thống ERP. Các lợi thế và bất lợi của hệ thống ERP sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường của các công ty cung cấp ERP. Những phân tích cho thấy sự tăng trưởng ERP trong thời gian tới. Sự tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào khả năng mở rộng của hệ thống ERP. Một hệ thống sẽ cần tích hợp thêm các chức năng mở rộng. Các chức năng đó từng tồn tại như các phần mềm riêng biệt. Có thể kể đến các phần mềm như: CRM, quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và một số ứng dụng khác. Đa số chúng đều chạy trên Cloud và hỗ trợ trên nền tảng Mobile.

Lịch sử hình thành và phát triển ERP

Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin

Thập niên vừa qua cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự cải tiến liên tục của vi điện tử, phần cứng máy tính và hệ thống phần mềm. Chúng đã ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của ứng dụng máy tính trong các tổ chức. Đồng thời môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp hơn. Điều này khiến các đơn vị cần có nhiều thông tin hơn để ra các quyết định. Các quyết định thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau và xuyên suốt. Hỗ trợ việc mua sắm kịp thời, gia tăng tính hiệu quả các bộ phận. Từ sản xuất, quản lý hàng tồn kho, kế toán, nhân sự, phân phối hàng hóa và dịch vụ.

Trong bối cảnh này, quản lý của các tổ chức cần hệ thống thông tin hiệu quả hơn. Nó giúp họ cải thiện khả năng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí và hậu cần tốt hơn. Các SME đã nhận ra việc cung cấp thông tin đúng lúc sẽ có nhiều giá trị cho tổ chức của mình. Hệ thống ERP giúp họ tiếp cận thị trường toàn cầu tốt hơn. Nó giúp cải tiến nguồn lực trong một thế giới đầy rẫy sự cạnh tranh.

Bối cảnh lịch sử ra đời của ERP

Bill Gates, chủ tịch và sáng lập của hãng Microsoft lừng danh. Ông được coi là người có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của CNTT thế giới. Ông đã làm cho máy tính cá nhân trở thành thân thuộc với mọi người. Tuy nhiên sự phát triển CNTT đã có từ lâu trước khi hãng Microsoft ra đời vào ngày 26/11/1976.

Chiếc máy tính đầu tiên của nhân loại

Từ những năm 50, hãng IBM đã cho ra đời những chiếc máy tính thương mại đầu tiên. Nó chạy bằng bóng điện tử. “Khai quốc công thần” này được gọi là 701, có 1KB RAM và dùng bìa đục lỗ. Nó có kích thước bằng cả gian phòng và cần một trạm phát điện riêng. Những chiếc máy này, lúc đầu dùng trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ quan quân sự, nhưng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các công ty có nhu cầu lớn về lưu trữ và xử lý dữ liệu như các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Ngôn ngữ lập trình đầu tiên

Những năm 60 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt chương trình quản lý dữ liệu phát triển trên ngôn ngữ COBOL. ( vào cuối thế kỷ 20, COBOL lại trở nên “nổi tiếng” một lần nữa vì là thủ phạm chính gây ra “Sự cố năm 2000” tốn kém của nhân loại nhiều tỷ đô la để khắc phục). Rất nhiều dữ liệu hiện nay của các tập đoàn tài chính lớn vẫn còn được lưu trong CSDL dùng COBOL, ví dụ như hồ sơ bảo hiểm nhân thọ của một ông John nào đó bắt đầu mua bảo hiểm vào năm 1960 khi ông ta 20 tuổi, hiện nay ông ta 63 tuổi và vẫn đang tiếp tục là một khách hàng.

Nhu cầu ERP bắt đầu nhen nhóm

Khi máy tính ngày càng rẻ hơn, mạnh hơn và thân thiện với con người hơn. Các nhà quản lý đã sớm nhận thấy máy tính có thể giúp họ ứng dụng được nhiều lý thuyết quản lý quan trọng như khối lượng đặt hàng kinh tế (EOQ ) hay Hệ thống quản lý kho tức thời (JIT) vào trong thực tế. Những việc này cần xử lý dữ liệu và tính toán nhanh mà không thể đáp ứng được nếu phải làm bằng tay.

Do đó từ giữa những năm 60 đã lần lượt xuất hiện nhiều hệ thống quản lý dựa trên máy tính. Nó làm đảo lộn các kỹ thuật quản lý truyền thống. Dần dần vai trò của CNTT đã thay đổi. Từ đơn thuần là một công cụ trợ giúp để nâng cao năng suất đã trở thành công cụ chủ đạo trong doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tạo sự chuyển biến triệt để trong cách làm việc. Kết quả là tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải thiện đáng kể quan hệ với khách hàng.

Thời điểm ERP xuất hiện chính thức

Bắt đầu từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã xuất hiện trên thị trường. Các phần mềm này nhắm khách hàng mục tiêu là các công ty, Tập đoàn kinh doanh lớn. Các hệ thống phức tạp, đắt tiền, mạnh mẽ, độc quyền này là những giải pháp vượt trội đòi hỏi các chuyên gia tư vấn phải điều chỉnh và thực hiện chúng dựa trên các yêu cầu của công ty. Trong nhiều trường hợp, họ buộc các công ty phải tổ chức lại quy trình kinh doanh của mình. Việc tổ chức lại quy trình nhằm phù hợp với logic của phần mềm và các mô-đun. Mục đích cuối cùng là để hợp lý hóa luồng dữ liệu trong toàn tổ chức. Các giải pháp phần mềm này, không giống như các hệ thống phần mềm truyền thống. Nó được thiết kế và tích hợp các gói thương mại đa mô-đun phù hợp để điều chỉnh và thêm các tiện ích bổ sung khi cần.

Thị trường ERP hiện nay: Thách thức và cơ hội cho các nhà cung cấp ERP

Sự phát triển vượt bậc của sức mạnh tính toán và Internet trong những năm gần đây. Điều đó đang mang đến nhiều thách thức hơn cho các nhà cung cấp ERP. Và khách hàng cũng mong muốn các sản phẩm ERP tiện dụng hơn. Sự tiện dụng thể hiện qua việc kết nối và làm việc trên mọi thiết bị. Việc thiết kế cần phá vỡ rào cản sở hữu, khả năng tùy chỉnh cao. Các nhà cung cấp đã hứa hẹn nhiều mô-đun bổ trợ mới và hiện đại. Một số trong số đó đã có mặt trên thị trường. Đó là một dấu hiệu thách thức các nhà cung cấp ERP.

Một quá trình không bao giờ kết thúc của việc tái cấu trúc và phát triển hệ thống ERP.  Các doanh nghiệp phải mang lại các sản phẩm và giải pháp mới cho thị trường ERP. Các nhà cung cấp và khách hàng đã nhận ra các nhu cầu mới. Nhu cầu ERP sẽ được thiết kế với các gói theo kiến trúc mở. Nó cung cấp các mô-đun có thể hoán đổi cho nhau. Và nó cho phép dễ dàng tùy chỉnh và giao tiếp với người dùng tốt hơn.

Phần mềm ERP: Một thị trường tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Nếu bạn thực sự muốn lấn sân vào thị trường này. Bạn cần luôn tiên phong mang đến cho khách hàng những giá trị mới. Đó là điều kiện cận để bạn tồn tại và phát triển.

Theo Mohammad A.Rashid – Massey University-Albany, New Zealand

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here